Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Rừng Sóc Sơn thành biệt thự: Phận buồn người dân bán đất
Bán cả quả đồi cho đại gia nhưng số tiền thu về chẳng được bao nhiêu nên người thì bỏ xứ về quê, người thì không thoát khỏi cơn nghèo túng.

 


Nghèo vẫn hoàn nghèo

 

Ngày 22/10/2018, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Đình Cường - Trưởng thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội cho biết, từ những năm 2003 - 2004 đã có nhiều người từ dưới xuôi lên đây tìm mua đất rừng để xây biệt thự.

 

"Cả khu đất rộng cả chục nghìn m2 mới có giá vài trăm nghìn đồng. Gia đình nhà nào xác định bán xứ về quê thì mới bán" - ông Cường cho hay.

 

Do lịch sử hình thành vùng đất chủ yếu là người tứ xứ đến làm kinh tế mới vào những năm 1980 nên điều kiện các gia đình phần lớn là khó khăn. Những năm sau này, giá đất ở Minh Tân có cao hơn, nhiều hộ gia đình mới nghĩ đến chuyện bản đất rừng ở những vị trí đắc địa, lấy tiền lui sâu vào trong xây căn nhà để ổn định cuộc sống, có gia đình cần tiền cho con cái ăn học cũng phải "đứt" ruột bán đất rừng đi.

 


Biệt thự mọc lên quanh hồ Đồng Đò, thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn.

 

"Nói là giá đất có cao hơn nhưng chỉ được vài chục nghìn 1m2, so với thị trường còn kém xa. Thu về được khoản tiền, người dân xây nhà xong thì nghèo vẫn hoàn nghèo mà lại mất đất, mất luôn cả kế sinh nhai. Còn người nào bán đất về quê sinh sống thì đến nay cũng không biết ra sao, chẳng khi nào thấy họ trở lại" - ông Cường chia sẻ.

 

Cơ quan chức năng xác định cả thôn Minh Tân, xã Minh Phú có tất cả 28 công trình vi phạm đất rừng, trong đó có 12 công trình xây dựng xung quanh hồ Đồng Đò, đó đều là những căn biệt thự nguy nga, tráng lệ.

 

Tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn cũng xảy ra tình trạng tương tự, sau khi bán đất rừng người thì bỏ xứ đi đâu không rõ, người thì vẫn "nghèo rớt mồng tơi" bởi số tiền bán được chẳng đáng là bao.

 

"Tiền bán đất thu về nhiều lắm cũng chỉ một vài trăm triệu, đủ để dựng lên ngôi nhà tạm hoặc cho con cái ăn học. Đại gia có tiền mới xây được biệt thự trên những khu đất đó chứ người dân bản địa chúng tôi có bán cả mấy quả đồi cũng không đủ tiền dựng lên tòa lâu đài nguy nga đến vậy" - một người dân xã Minh Phú bày tỏ.




Trách nhiệm thuộc về ai?

 

Năm 2006, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc chỉ ra nhiều công trình vi phạm sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, từ đó yêu cầu cơ quan chức năng liên quan quan vào cuộc xử lý.

 

Đến năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng tiếp tục vào cuộc thanh tra, kết luật sử dụng đất rừng ở Sóc Sơn có nhiều sai phạm.

 


Một công trình vi phạm đất rừng ở xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.

 

Bên cạnh đó là cả chục cuộc kiểm tra lớn nhỏ của ban ngành khác nhau nhưng cho đến thời điểm hiện tại những công trình sai phạm vẫn nganh nhiên tồn tại, không những thế người dân còn cho biết có nhiều công trình mới đang được dựng lên trên đất rừng.

 

Một trong những khó khăn trong việc xử lý sai phạm đất rừng ở Sóc Sơn được chỉ ra là do chủ nhân của các khu đất này không hợp tác với cơ quan chức năng. Ông Đoàn Văn Sửu - Thanh tra Đội Xây dựng Sóc Sơn cho biết: "Trong quá trình kiểm tra, có người hợp tác có người không. Còn không hợp tác như thế nào thì mỗi trường hợp, cá nhân lại có hành vi khác nhau để né tránh".

 

Còn ông Nguyễn Trường Giang - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Sóc Sơn lại chia sẻ, quá trình kiểm tra, xử lý diễn ra thuận lợi vì chủ nhân các căn biệt thự vi phạm đất rừng rất hợp tác, chính quyền thôn, xã cũng không gây khó khăn gì.

 

Trong khi đó, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, việc xử lý sai phạm đất rừng tại huyện Sóc Sơn thời gian qua như "đánh trống bỏ dùi". Sau khi có kết luận thanh tra từ trung ương tới địa phương, lãnh đạo cấp trên đẩy trách nhiệm cho lãnh đạo cấp dưới. Ngoài ra, trách nhiệm giám sát của HĐND TP. Hà Nội, HĐND huyện Sóc Sơn cũng không thể nằm ngoài khi để xảy ra việc này.

 

Vấn đề được ông Nhưỡng chỉ ra cho những sai phạm đất rừng ở Sóc Sơn là do cá nhân thực thi pháp luật không chưa nghiêm, chính quyền bỏ qua hàng loạt sai phạm to đùng có giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.

 

Dù trong chương trình làm việc của Quốc hộp trong kỳ họp đang diễn ra không có vấn đề đất rừng ở Sóc Sơn nhưng ông Nhưỡng tin rằng các ĐBQH sẽ cập nhật thời sự thường xuyên và ghi nhận những vấn đề nóng nhất đang diễn ra để phản ánh trong nghị trường.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá khởi điểm khi đấu giá tài sản: Mức tiền đặt trước tối thiểu là 10%, tối đa là 20% (21-05-2024)
    Hôm nay Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước (21-05-2024)
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nhà hát giao hưởng Vĩnh Phúc: Mở quán cafe để phụ thu (22-10-2018)
    Nhà hát Thủ Thiêm và vấn đề sự anh minh trong xác lập ưu tiên (20-10-2018)
    Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Tháng 11 xử lý cán bộ sai phạm ở Thủ Thiêm (19-10-2018)
    Tương lai nào cho nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm? (19-10-2018)
    Chủ tịch TP.HCM: Từ đáy lòng mình, tôi xin lỗi người dân Thủ Thiêm (17-10-2018)
    Cao tốc 34.000 tỷ đầy ổ gà: 4 năm đi tố sai phạm của lão nông (17-10-2018)
    Món nợ BT (16-10-2018)
    Đừng đổ cho nhân dân! (15-10-2018)
    Cao tốc hơn 34.000 tỷ hư hỏng: Lỗi do nhà thầu, đơn vị thi công, tư vấn giám sát (13-10-2018)
    ATM bị gài 10 quả mìn, sơ tán khẩn gần 1.000 công nhân (13-10-2018)
    Dự án Nhà hát 1500 tỷ tại Thủ Thiêm: Tiếng oan cho Nhà hát giao hưởng? (11-10-2018)
    Nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ (11-10-2018)
    Giá điện có thể tăng trong năm 2019: Người dân “gánh” thêm yếu kém của EVN? (09-10-2018)
    Việt Nam và chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cập trên Biển Đông (09-10-2018)
    Cửa đã khép với dự án lọc dầu (08-10-2018)
    "Cùng dân" chứ đừng "cho dân" - Jason Von Meding (07-10-2018)
    Trụ sở gì cho tương lai? (06-10-2018)
    Giảm nút bấm, tích tụ động lực để cải cách (04-10-2018)
    Miền Trung: Thấp thỏm mùa mưa bão (04-10-2018)
    Thanh tra, kiểm tra để làm gì? (03-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153189843.